Thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thông qua các chính sách Nhà nước ta khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ, tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức đầu tư được quy định theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. Luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư bao gồm đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

1) Những ai được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

  • Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;
  • Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
  • Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp;
  • Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2) Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  • Thành lập công ty tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thành lập chi nhánh công ty Việt Nam tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) ở nước ngoài;
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ta nước ngoài.

3) Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài

Theo số quy mô, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 trường hợp như sau:

  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng;
  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng (phải xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam);
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
    (i) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
    (ii) Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc hội:
    (i) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
    (ii) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

4) Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

  • Giấy CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu và Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của nhà đầu tư;
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản của tổ chức hoặc cá nhân xin phép đầu tư ra nước ngoài;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư;
  • Tài liệu xác định địa điểm ở nước ngoài để nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng (các văn bản tài liệu này có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư);
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc đầu tư ra nước ngoài (nếu nhà đầu tư là doanh nghiệp);
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm.

5) Chia sẻ kinh nghiệm

  • Công ty luật Credent là đơn vị chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài, đã có hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn cho các nhà đầu tư Việt Nam khi xin phép đầu tư ra nước ngoài như Hữu Liên, ACE, Vietel, Vinamilk, Kinh Đô, Hòa Phát… các nhà đầu tư này có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài như các quốc gia và Vùng Lãnh thổ: Singapore, Myanma, Campuchia, Nhật, Hà Lan, Hoa Kỳ, Pháp,…
  • Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm, am tường pháp luật về đầu tư và các lĩnh vực khác có liên quan, yêu nghề, tận tụy với công việc, hết lòng với khách hàng. Chúng tôi sẵn sàng nhận tư vấn và thực hiện các yêu cầu của khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm và khả năng của mình chúng tôi có quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giúp cho hồ sơ của khách hàng được cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài nhanh nhất.

6) Liên hệ

Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ xin vui lòng liên hệ để được tư vấn: Công ty luật Credent;
Điện thoại/viber/zalo: 09431171170936116116; Địa chỉ: 60/1 Tôn Tất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Chưa có đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Chị