Các trường hợp thỏa thuận tài sản vợ chồng bị vô hiệu
1) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự, thoả thuận tài sản chung vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện về hiệu lực như sau:
- Vợ, chồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;
- Hai vợ chồng phải hoàn toàn tự nguyện lập thoả thuận tài sản chung vợ chồng;
- Mục đích, nội dung của thoả thuận chế độ tài sản vợ chồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Như vậy, nếu thoả thuận về tài sản chung vợ chồng không đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên thì sẽ bị vô hiệu.
2) Vi phạm các quy định tại Điều 29, 30, 31 và 32 Luật Hôn nhân và Gia đình
Theo đó, nếu việc thoả thuận tài sản chung vợ chồng vi phạm một trong các quy định sau đây thì sẽ trở nên vô hiệu:
- Vợ chồng bình đẳng về việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt lao động trong gia đình và có thu nhập…
- Vợ, chồng thực hiện giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; nếu tài sản chung không đủ hoặc không có tài sản chung thì có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng vào việc thực hiện nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng thì khi xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan phải có sự thoả thuận của vợ chồng;
- Người đứng tên trên tài khoản ngân hàng, chứng khoán được xem là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình…
3) Nội dung vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, thừa kế và quyền khác giữa cha, mẹ, con và thành viên khác trong gia đình
Nếu thoả thuận tài sản chung vợ chồng được vợ chồng xác lập nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc hoặc vi phạm các quyền, lợi ích khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình.
4) Hậu quả của thỏa thuận tài sản vợ chồng bị vô hiệu
Theo nguyên tắc chung về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 131, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng từ thời điểm giao kết. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, bên có lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ nên không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ;
- Khôi phục tình trạng bạn đầu: Tại Khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 (“Bộ luật Dân sự”) sự quy định các bên trong hợp đồng vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Xảy ra khi tài sản được hoàn trả không đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập hợp đồng: tài sản đã bị hư hỏng, giảm giá trị; tài sản đã được tu sửa, xây dựng, cải tạo làm tăng giá trị;
- Hoàn trả cho nhau nhưng gì đã nhận: Theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự quy định: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Theo quy định này thì việc trả lại hiện vật là ưu tiên, không thể trả bằng hiện vật thì mới trả tiền. Trong thực tế, nhiều khi tài sản không còn nguyên vẹn như khi giao nhưng tài sản chính vẫn còn thì vẫn phải trả, phải nhận, được bổ sung bằng việc thanh toán cho nhau những chi phí hợp lý. Đó là hướng xử lý phù hợp với nguyên tắc quy định ở khoản 1 Điều 131 Bộ luật Dân sự;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi: Bên có lỗi ở đây được xác định là bên làm cho hợp đồng vô hiệu hoặc ý thức trước về việc hợp đồng vô hiệu nhưng vẫn cố tình giao kết dẫn đến hậu quả gây thiệt hại. Hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau. Do đó, Tòa án phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó Bộ luật Dân sự đã khắc phục được điểm bất đồng về việc thu hoa lợi, lợi tức khi giao dịch dân sự vô hiệu của Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Tạo ra sự thống nhất với tiêu chí để xác định số phận của hoa lợi, lợi tức của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật đó chính là dựa vào có hay không có yếu tố ngay tình.
5) Liên hệ
Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ xin vui lòng liên hệ để được tư vấn: Công ty luật Credent;
Điện thoại/viber/zalo: 0943117117 – 0936116116; Địa chỉ: 60/1 Tôn Tất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.