Hợp tác xã là gì? Thủ tục hành lập hợp tác xã như thế nào?

Hợp tác xã là gì? Thủ tục thành lập hợp tác xã như thế nào?

Hợp tác xã là một thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương xuyên suốt và nhất quán trong phát triển kinh tế. Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của Hợp tác xã, Nhà nước đã có nhiều chính sách để tạo động lực thúc đẩy mô hình kinh tế Hợp tác xã. Đảng, Nhà nước luôn coi trọng việc đổi mới, phát huy và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể khẳng định rõ vai trò, vị trí quan trọng nòng cốt của kinh tế Hợp tác xã trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hợp tác xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khác với các loại hình tổ chức kinh tế khác, ngoài vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, Hợp tác xã còn có ý nghĩa về đáp ứng các nhu cầu về văn hóa – xã hội của xã viên và cộng đồng theo nguyên tắc tương trợ. Vì vậy việc ra đời Hợp tác xã là nhu cầu tất yếu cần thiết, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

1) Hợp tác xã là gì

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã thì “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.   

2) Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã

  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam;
  • Đối với Hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của Hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã và điều lệ Hợp tác xã, đó là thành viên Hợp tác xã góp vốn không quá 20% vốn điều lệ của Hợp tác xã;
  • Đối với Người nước ngoài để trở thành thành viên của Hợp tác xã, ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào Hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    (i) Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    (ii) Trường hợp tham gia Hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.
    (iii) Đối với Hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào Hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.

3) Điều kiện để thành lập hợp tác xã

  • Hợp tác xã, tổ chức hợp tác phải được thành lập bởi ít nhất 7 thành viên. Tất cả các thành viên đều tự nguyện tham gia và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, tổ chức hợp tác sẽ tạo việc làm cho mọi người nhằm đáp ứng nhu cầu chung của mọi thành viên;
  • Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
  • Có trụ sở theo quy định như sau: địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường/ấp, xã/phường/thị trấn, huyện/quận, tỉnh.

4) Thủ tục thành lập hợp tác xã

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cá thành viên Hợp tác xã;
  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Hợp tác xã;
  • Điều lệ Hợp tác xã;
  • Phương án sản xuất, kinh doanh của Hợp tác xã;
  • Danh sách thành viên, Hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  • Nghị quyết hội nghị thành lập Hợp tác xã;
  • Đối với Thủ tục đăng ký Hợp tác xã là tổ chức tín dụng thì kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5) Cơ quan cấp và thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hợp tác xã

  • Cơ quan cấp: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính;
  • Đối với trường hợp thành lập liên hiệp hợp tác xã thì hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Thời gian cấp: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký Hợp tác xã theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập Hợp tác xã hoặc Hợp tác xã trong thời hạn 03 ngàylàm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

6) Các lưu ý khi thành lập hợp tác xã

  • Giới hạn vốn góp: Vốn góp của mỗi thành viên Hợp tác xã không vượt quá 20% tổng vốn điều lệ của hợp tác xã;
  • Thời hạn góp vốn: Trong vòng 6 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập Hợp tác xã hoặc kể từ ngày trở thành thành viên hợp tác xã, các thành viên tham gia góp vốn phải góp đủ số vốn cam kết;
  • Thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Hợp tác xã như tên, địa chỉ trụ sở, ngành nghề, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật phải làm thủ tục đăng ký thay đổi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trường hợp giảm vốn điều lệ, nếu vốn góp của thành viên Hợp tác xã vượt quá 20% so với tổng vốn điều lệ của Hợp tác xã sau khi giảm, thì Hợp tác xã giải quyết theo 1 trong 2 cách sau: hoàn trả phần vốn góp vượt mức cho thành viên hoặc huy động thêm vốn. Vốn điều lệ sau khi giảm phải đảm bảo đúng với quy định về vốn pháp định của ngành nghề Hợp tác xã đăng ký kinh doanh;
  • Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế nên sau khi thành lập người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã phải công bố thông tin về hợp tác xã theo quy định và đăng ký hoạt động, kê khai và nộp thuế như đối với doanh nghiệp.

7) Công ty luật Credent sẽ hỗ trợ những gì cho khách hàng

  • Tư vấn pháp luật về Hợp tác xã và pháp luật khác có liên quan;
  • Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp, cấp phép và đăng ký hoạt động;
  • Thực hiện các thủ tục sau khi được cấp phép: Khắc dấu, kê khai đăng ký thuế, đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử; hoàn thiện thủ tục góp vố của thành viên Hợp tác xã; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Hợp tác xã (nếu có);
  • Đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Hợp tác xã;
  • Phối hợp với các đơn vị thành viên của mình cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn thuế cho Hợp tác xã;
  • Và cung cấp các dịch vụ pháp lý khác có liên quan. 

8) Chia sẻ kinh nghiệm 

  • Công ty luật Credent là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về doanh nghiệp và đầu tư trong ngoài nước, đã tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài trong thời gian qua với hơn 150.000 lượt khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp. Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý đa lĩnh vực, định hướng sẽ phát triển thành Công ty luật có tầm cỡ tại Việt Nam;
  • Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi và có bản lĩnh trong nghề nghiệp. Cùng với thời gian dài trải nghiệm thực tế và không ngừng nghiên cứu chuyên sâu, trên nền tảng đó là đội ngũ luật sư, chuyên gia nhiều kinh nghiệm tận tâm phụng sự, hết lòng vì khách hàng nhằm mang lại sự trải nghiệm hài lòng cao nhất khi sử dụng dịch vụ.

9) Liên hệ

Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ xin vui lòng liên hệ để được tư vấn: Công ty luật Credent; Điện thoại/viber/zalo: 09431171170936116116; Địa chỉ: 60/1 Tôn Tất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

 

Chưa có đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Chị

Bài viết liên quan

08/01/2024

Tạm hoãn (bị cấm) xuất cảnh

Mục lụcTạm hoãn (bị cấm) xuất cảnhCăn cứ pháp lýCác trường hợp bị tạm hoãn...