Thủ tục giải thể công ty

Thủ tục giải thể công ty

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng thay đổi, việc giải thể công ty có thể trở thành một quyết định cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về thủ tục giải thể công ty, từ những lý do phổ biến dẫn đến quyết định này đến các bước cụ thể cần thực hiện. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn qua từng giai đoạn của quá trình giải thể, giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định pháp lý và nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Hãy cùng khám phá để đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng quy trình và bảo vệ quyền lợi của mình cũng như của các bên liên quan.

Giải thể công ty

Công ty là một pháp nhân là con người” do pháp luật tạo ra được gọi là “pháp nhân” nên nó cũng tuân thủ theo quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” do đó giải thể là quá trình “chết” đi của công ty dù là lý do gì. Một khi đã xác định được rằng công ty không cần thiết phải tồn tại thì nên tiến hành các thủ tục giải thể công ty càng nhanh càng tốt để hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí phải bỏ ra để duy trì hoạt động của công ty. (xem thêm mục “Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp”).

Tại sao phải giải thể công ty

Một khi công ty tồn tại nghĩa là bản thân nó cũng có các “nhu cầu” và các “nghĩa vụ” do đó chủ công ty phải tốn các chi phí phí để đáp ứng các “nhu cầu” và các “nghĩa vụ” đó. Cụ thể các “nhu cầu” và các “nghĩa vụ” gồm: (i) kê khai nộp thuế (hàng năm phải nộp thuế môn bài, phải làm báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và quyết toán năm (khoản 17 tờ khai mỗi năm)), (ii) lập sổ sách kế toán, (iii) trả lương cho nhân viên, (iv) nộp các phí khác (phí phòng chống bão lụt, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn), (v) các khoản tiền phạt vi phạm hành chính… Đặc biệt nghĩa vụ kê khai nộp thuế phải thực hiện đúng thời hạn theo quy định của luật Quản lý thuế, đây là nghĩa vụ mà chủ công ty thường hay vi phạm vì quên hoặc tưởng rằng công ty không còn hoạt động nên không phải kê khai nộp thuế. Hơn nữa nếu càng để lâu thì các nghĩa vụ đó theo thời gian càng nhiều thêm vì thông thường các chế tài về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, kế toán, lao động thường tính theo thời gian (thời gian vi phạm càng nhiều thì mức xử phạt càng cao).

Nội dung tư vấn

  • Tư vấn điều kiện, lý do, các điều kiện giải thể công ty;
  • Tư vấn thủ tục, thời gian, chi phí giải thể công ty;
  • Tư vấn cách thức xử lý các vấn đề liên quan đến lao động, nghĩa vụ đối với cơ quan thuế, quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba,…
  • Tư vấn cách thức xử lý các trường hợp nợ thuế, vi phạm pháp luật về thuế, kế toán,…
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên/cổ đông công ty;
  • Tư vấn về thanh lý tài sản khi giải thể;
  • Và tư vấn các vấn đề khác….
  • Công ty sẽ tư vấn và thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ từ a-z.

Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị

Việc thành lập công ty thì thủ tục khá đơn giản và thời gian cũng nhanh chóng, tuy nhiên việc giải thể thì không đơn giản như vậy thông thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Do đó để cho việc giải thể nhanh chóng công ty cần chuẩn bị các hồ sơ sau (bản chính):

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh / Giấy chứng nhận đầu tư;

Giấy chứng nhận đăng ký thuế (nếu có);

Giấy chứng nhận mẫu dấu;

Con dấu;

Thiết bị chữ ký số (token) và mật khẩu (password), nếu chữ ký số hết hạn sử dụng thì phải gia hạn;

Chứng từ nộp ngân sách nhà nước (biên lai nộp tiền);

Toàn bộ hoá đơn đầu ra và đầu vào (nếu có);

Toàn bộ sổ sách kế toán;

Các giấy tờ liên quan đến tài sản có đăng ký (nếu có) như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất, giấy chứng nhận đăng ký xe (cà vẹc), giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ (văn bằng bảo hộ);…

Quy trình giải thể công ty

Thời gian giải thể công ty

Thời gian giải thể tuỳ từng hồ sơ cụ thể, tuỳ vào tình trạng sổ sách, nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác của công ty, tuy nhiên có thể chia ra như sau:

Trường hợp công ty chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hoá đơn đầu ra): thời gian giải thể là 25 ngày, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế;

Trường hợp công ty có phát sinh: thời gian giải thể là từ 1 – 3 tháng, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế.

Theo kinh nghiệm và thực tế cho thấy thời gian giải thể công ty nhanh hay chậm không quan trọng vì khi đã nộp hồ sơ giải thể và quyết toán thuế cho cơ quan thuế thì thời điểm này công ty không còn phát sinh các nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác.

Chi phí giải thể công ty

Chi phí giải thể tuỳ từng hồ sơ công ty, có thể chia ra các trường hợp như sau:

Trường hợp doanh nghiệp chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hoá đơn đầu ra): từ 2.000.000 đồng (chi phí này đã bao gồm: đăng bố cáo giải thể, lập hồ sơ giải thể, lập quyết toán giải thể, giải trình với cơ quan thuế, khoá mã số thuế, trả giấy phép kinh doanh, trả dấu)

Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh: sẽ báo phí cụ thể sau khi xem hồ sơ.

Hotline: 0943.117.117 Luật sư Hải

Chưa có đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Chị

Bài viết liên quan