Vì sao doanh nghiệp bị khóa mã số thuế? khôi phục mã số thuế bằng cách nào?
1) Vì sao doanh nghiệp bị khóa mã số thuế
- Vào một ngày đẹp trời bỗng dưng phát hiện doanh nghiệp của mình đang hoạt động “bình thường” lại nhận thông báo khóa mã số thuế? Việc một doanh nghiệp nhận được thông báo hoặc biết được doanh nghiệp bị khóa mã số thuế. Nguyên nhân là do trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã có những vi phạm về thuế nên sẽ bị khóa mã số thuế, khi đó mã số thuế sẽ ở trạng thái “ngừng hoạt động”. Khóa mã số thuế là việc cơ quan thuế tạm thời ngưng hiệu lực của mã số thuế trong một thời hạn nhất định cho đến khi doanh nghiệp khắc phục vi phạm. Mục đích của việc khóa mã số thuế là cơ quan thuế thực hiện chế tài nhằm buộc doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật về thuế. Khi doanh nghiệp đã khắc phục những vi phạm thì cơ quan thuế sẽ khôi phục tình trang hoạt động của mã số thuế. Khi đã được mở tức khôi phục tình trạng hoạt động mã số thuế sẽ chuyển từ trạng thái “ngừng hoạt động” trở về trạng thái “đang hoạt động”;
- Những trường hợp mà doanh nghiệp bị khóa mã số thuế gồm:
(i) Không hoạt động tại đại điểm đăng ký như không treo bảng hiệu, cơ quan thuế có những bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đăng ký nhưng không hoạt động tại địa chỉ đăng ký;
(ii) Không nộp tờ khai báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, theo quy định;
(iii) Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh đã gửi thông báo ít nhất 3 lần nhưng vẫn không liên lạc, không nhận được phản hồi từ phía doanh nghiệp
(iv) Doanh nghiệp bị nợ thuế và đã hết thời hạn gia hạn;
(v) Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2) Hậu quả của doanh nghiệp bị khóa mã số thuế
- Khi bị khóa mã số thuế thì trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp đó trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế không còn hoạt động (bị khóa, bị đóng) và doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: nộp tờ khai thuế, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng, nộp các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, bộ báo cáo tài chính năm,…;
- Doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh và bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quyết định của cơ quan thuế quản lý trực tiếp nếu không thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế;
- Trong khoảng thời gian bị khóa mã số thuế nếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát hành hóa đơn thì những hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp và khi sử dụng những hóa đơn này doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 20 đến 50 triệu đồng (trừ trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế – có chế tài xử phạt riêng);
- Trong trường hợp doanh nghiệp bị khóa mã số thuế trong khi còn nợ thuế người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật đến khi hoàn thành nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bị khóa mã số thuế không thể tiến hành nộp thuế nên doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục khôi phục mã số thuế và hoàn thành nghĩa vụ về thuế để được quyền tiếp tục xuất cảnh theo quy định.
3) Thủ tục khôi phục mã số thuế
3.1) Bước 1: Doanh nghiệp cần tìm hiểu để xác định được nguyên nhân dẫn đến bị khóa mã số thuế, và theo quy định của pháp luật doanh nghiệp có thể tiến hành khôi phục mã số thuế khi:
- Có thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký của cơ quan quản lý thuế trực tiếp nhưng chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc các trường hợp phải đóng mã số thuế mà sự kiện chấm dứt hiệu lực của mã số thuế là do lỗi từ phía cơ quan thuế.
3.2) Bước 2: Gửi văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế và kèm theo là các giấy tờ chứng minh như:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp;
- Ảnh chụp biển hiệu công ty;
- Hợp đồng thuê, mượn trụ sở;
- Quyết định hủy hợp đồng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp bị chia tách);
- Văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền;
- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan khác tùy từng trường hợp,…
3.3) Bước 3: Khắc phục sai phạm trong thực hiện nghĩa vụ thuế dẫn đến bị khóa mã số thuế như tiến hành treo biển hiệu và hoạt động tại địa điểm đã đăng ký; nộp hồ sơ khai thuế còn thiếu, hóa đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt phải nộp, số tiền phạt chậm nộp (nếu có phát sinh) theo thông báo của cơ quan thuế, và các hoạt động khắc phục sai phạm khác tùy vào từng doanh nghiệp.
4) Liên hệ
Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ xin vui lòng liên hệ để được tư vấn: Công ty tư vấn và kế toán Đông Dương;
Điện thoại/viber/zalo: 0916129130 – 0903704871; Địa chỉ: 60/1 Tôn Tất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.