Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập. Vậy điều kiện, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây Công ty Sở Hữu Trí Tuệ Đông Dương sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề này theo quy định hiện hành.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng;
  • Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:
  • Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật: bánh xe phải là hình tròn, chai phải có nắp, hình tam giác phải có ba cạnh,…;
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
  • Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp);
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

a) Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty Sở hữu trí tuệ Đông Dương, chúng tôi sẽ viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp dựa trên kiểu dáng công mà khách hàng cung cấp để nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ, nội dung của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm:

  • Tên kiểu dáng công nghiệp;
  • Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  • Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
  • Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các quy định sau: (i) bộc lộ hoàn toàn bản chất của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, trong đó nêu đầy đủ các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp, đồng thời chỉ ra các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; (ii) các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ được trình bày lần lượt theo thứ tự: các đặc điểm hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc (nếu có); (iii) đối với sản phẩm có các trạng thái sử dụng khác nhau (ví dụ: sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được …) thì mô tả kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau; (iv) nếu kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì chỉ rõ các đặc điểm khác biệt của những phương án còn lại so với phương án cơ bản (phương án đầu tiên nêu trong đơn); (v) nếu kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì mô tả kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó.

b) Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp

Khách hàng muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải chuẩn bị 04 bộ ảnh chụp hoặc 04 bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng đều có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó và theo các hướng dẫn sau đây:

  • Ảnh chụp, bản vẽ phải rõ ràng, sắc nét; bản vẽ phải được thể hiện bằng đường nét liền; nền ảnh chụp, bản vẽ phải có màu đồng nhất và tương phản với kiểu dáng công nghiệp; trên ảnh chụp, bản vẽ chỉ được thể hiện sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ;
  • Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ. Kích thước của kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190mm x 277mm.
  • Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một chiều và lần lượt theo thứ tự: hình phối cảnh (ba chiều) của kiểu dáng công nghiệp, hình chiếu của kiểu dáng công nghiệp từ phía trước, từ phía sau, từ bên phải, từ bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên; các hình chiếu phải được thể hiện chính diện.

(Tham khảo: Bộ ảnh mẫu dùng để đăng ký bảo hộ hiểu dáng công nghiệp 1; Bộ ảnh mẫu dùng để đăng ký bảo hộ hiểu dáng công nghiệp 2)

Thời gian và quy trình đăng ký

  • Thời gian tra cứu sơ bộ, thẩm định và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu: 01 ngày làm việc;
  • Thời gian soạn hồ sơ và hoàn thành thủ tục đăng ký: 01 ngày làm việc;
  • Thời gian chờ thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ từ 9 tháng hoặc tùy theo đơn;
  • Khi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp số đơn thì trong thời gian từ 30 ngày kể từ ngày nộp đơn Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn (thẩm định về người nộp đơn, đại diện người nộp đơn, phân nhóm loại kiểu dáng,…) và sẽ gửi cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc quyết định dự định từ chối đơn. Sau đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên công báo sở hữu công nghiệp;
  • Sau hai tháng kể từ ngày công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chuyển qua giai đoạn thẩm định nội dung, giai đoạn này thông thường là 9 tháng;
  • Sau khi có kết quả  thẩm định nội dung, nếu kiểu dáng công nghiệp không bị từ chối Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
  • Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Phí dịch vụ

Phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp thấp nhất là 4.000.000 đồng cho mỗi kiểu dáng (đã bao gồm lệ phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ), tùy theo kiểu dáng mà phí dịch vụ sẽ khác nhau. Để biết được chi phí chính xác khách hàng vui lòng gọi 0938 373 373 hoặc 0943 117 117 sẽ được tư vấn và báo phí chi tiết hoặc gửi kiểu dáng qua địa chỉ email: nhanhieu@tuvanluatvietnam.vn)

Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Công ty Sở Hữu Trí Tuệ Đông Dương

  • Công ty Sở hữu trí tuệ Đông Dương là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận theo quyết định số 3566/QĐ-SHTT là tổ chức hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vì hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này nên chúng tôi hiểu rõ mọi ngóc ngách của quá trình bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng như sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ và đại diện cho khách hàng khi có vi phạm về sở hữu trí tuệ;
  • Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ và toàn diện nhất giúp khách hàng thấu hiểu các quy định của pháp luật và hình dung được những bước tiếp khi khách hàng muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
    • SĐT: 0938 373 373 (Ms Thuỷ Tiên, Ms Bích Quyên) –  0943 117 117 (Luật sư Hoàng Hải)
    • Website: tuvanluatvietnam.vn
    • Email: nhanhieu@tuvanluatvietnam.vn
    • Địa chỉ: 60/1 Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, Tp. HCM

Chưa có đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Chị

Bài viết liên quan

08/01/2024

Tạm hoãn (bị cấm) xuất cảnh

Mục lụcTạm hoãn (bị cấm) xuất cảnhCăn cứ pháp lýCác trường hợp bị tạm hoãn...