Mục lục
Tạm hoãn (bị cấm) xuất cảnh
Hiện nay một số người khi xuất cảnh vì mục đích du lịch hay định cư thì bị tạm hoãn (bị cấm) xuất cảnh theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam với nhiều lý do khách nhau. Thông thường khi bị đưa vào danh sách tạm hoãn xuất cảnh thì cơ quan đề nghị sẽ thông báo cho người bị tạm hoãn (bị cấm) xuất cảnh biết, tuy nhiên trong một số trường hợp người bị tạm hoãn (bị cấm) xuất cảnh không nhận được những thông báo này. Rất nhiều người khi đến làm thủ tục xuất cảnh thì bị lập biên bản không cho xuất cảnh và tá hỏa mới biết lý do mình bị dừng xuất cảnh nên gây ra tình trạng “dở khóc dở cười”, vé máy bay đã mua rồi, lịch trình cho việc xuất cảnh đã có nhưng không được xuất cảnh, điều này làm đảo lộn mọi kế hoạch và bao dự tính. Vậy quy định về tạm hoãn (bị cấm) xuất cảnh như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý thuế số 39/2019/QH14.
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14.
- Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.
- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH11.
- Luật Thi hành án hình sự số 41/2019/QH14.
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12.
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
Theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau:
- Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
- Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
Theo quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh như sau:
- Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trên cơ sở đề nghị của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý.
- Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm tra trung ương có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đối với trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.
Khi bị tạm hoãn xuất cảnh thì phải làm sao
- Trong trường hợp khách hàng bị tạm hoãn (cấm) xuất cảnh vui lòng liên hệ với luật sư của Công ty luật Credent để được tư vấn pháp luật và hướng dẫn nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải toả lệnh tạm hoãn, cấm xuất cảnh trong thời gian sớm nhất.
- Công ty luật Credent có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn và giải quyết các trường hợp tạm hoãn (cấm) xuất cảnh, chúng tôi hy vọng sẽ hỗ trợ quý khách hàng một cách tốt nhất để sớm được xuất cảnh.
Liên hệ
Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ xin vui lòng liên hệ để được tư vấn: Công ty luật Credent; Địa chỉ: 60/1 Tôn Tất Tùng, phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; Điện thoại/viber/zalo: 0943117117 – 0936116116.