Mục lục
Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp và cá nhân. Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giải quyết tranh chấp liên quan đến SHTT không chỉ đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh mà còn khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại tranh chấp và xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong công việc bảo vệ tài sản của mình.
Các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp
- Tranh chấp về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
- Tranh chấp về quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
- Tranh chấp về quyền tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí giữa người có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí với người đang sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó hoặc tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ với người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp giữa chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp với người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp liên quan đến việc chuyển giao quyền đó cho người khác, mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí với người sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí trong khoảng thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp văn bằng bảo hộ;
- Tranh chấp về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (bao gồm cả tranh chấp về phần quyền của các đồng chủ sở hữu);
- Tranh chấp phát sinh từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp phát sinh từ các hành vi xâm phạm quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí;
- Tranh chấp phát sinh từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Các tranh chấp khác về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Các tranh chấp về quyền tác giả
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh;
- Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả;
- Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm;
- Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả về tiền nhuận bút, tiền thù lao cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng;
- Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Tranh chấp về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu giữa người cung cấp tài chính và các Điều kiện vật chất có tính chất quyết định cho việc xây dựng, phát triển chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu với người thiết kế, xây dựng chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
- Tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu giữa người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu với người tham gia sáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa họ với nhau về tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác;
- Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do việc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
- Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do người sử dụng không trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;
- Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả;
- Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền tài sản quy định tại Điều 20 và quyền nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Tranh chấp khác về quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Các tranh chấp về quyền liên quan
- Tranh chấp giữa chủ đầu tư với người biểu diễn về quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; tranh chấp giữa người biểu diễn với người khai thác sử dụng các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn về tiền thù lao;
- Tranh chấp giữa nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình với người thực hiện các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình về quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất được phân phối đến công chúng;
- Tranh chấp giữa tổ chức phát sóng với người sử dụng các quyền của tổ chức phát sóng về quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của tổ chức đó được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng;
- Tranh chấp giữa người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do việc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
- Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do người sử dụng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác hình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
- Tranh chấp về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (tranh chấp ai là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó…);
- Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền liên quan;
- Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền liên quan;
- Tranh chấp khác về quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
Luật sư Công ty Sở hữu Trí tuệ Đông Dương sẽ hỗ trợ gì cho bạn?
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan;
- Thu thập, xác minh, ghi nhận bằng chứng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định/giám định và kết luận các hành vi vi phạm các đối tượng sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Thanh tra, Quản lý Thị trường, Công an Kinh tế, Hải quan… xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính, hình sự và dân sự;
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong suốt quá trình giải quyết vi phạm về sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.
Với đội ngũ luật sư và chuyên gia am hiểu và hoạt động một cách chuyên nghiệp, hơn 18 năm kinh nghiệm đã tư vấn, nộp đơn, theo đuổi và xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả,… cũng như trong việc giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ cho hơn 50.000 lượt khách hàng.
Bằng những kinh nghiệm chuyên sâu hiện có cùng với thời gian dài trải nghiệm thực tế chúng tôi luôn tự tin có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất , toàn diên nhất đến với khách hàng khi sử dụng dịch vụ chúng tôi. Chúng tôi có đầy đủ giấy phép hành nghề, tư cách làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đại diện cho khách hàng xử lý mọi vấn đề theo quy định của pháp luật để xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho khách hàng trong và nước ngoài.
Quý khách có bất kỳ nhu cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ, xin vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi để được giải đáp miễn phí:
- SĐT: 0938 373 373 (Ms Thuỷ Tiên, Ms Bích Quyên) – 0943 117 117 (Luật sư Hoàng Hải)
- Website: tuvanluatvietnam.vn
- Email: nhanhieu@tuvanluatvietnam.vn
- Địa chỉ: 60/1 Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, Tp. HCM