Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Để nắm rõ hơn về các thủ tục pháp lý trong việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói chung cũng như đăng ký nhãn hiệu tập thể nói riêng, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau khi đăng ký xác lập quyền sở hữu về nhãn hiệu tập thể.

Khái niệm về nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Khoản 17 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ).

Điều kiện đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Nhìn thấy được: Được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt: Có thể dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
  • Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể thuộc về tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. Trường hợp nhãn hiệu chứa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đó có quyền nộp đơn (Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ).

Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm các tài liệu sau: (i) 02 tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có mẫu nhãn hiệu, phần mô tả nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải nêu rõ nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể; các yếu tố cấu thành; ý nghĩa của nhãn hiệu; phiên âm từ ngữ thuộc ngôn ngữ hình tượng; dịch sang tiếng Việt của từ ngữ bằng tiếng nước ngoài; nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình; nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì phải chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu. Danh mục hàng hoá, dịch vụ phải được nêu rõ và xếp nhóm phù hợp theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ (ban hành kèm theo Thoả ước Ni-xơ); (ii) Mẫu nhãn hiệu: 5 mẫu; thể hiện đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ, có ảnh chụp hoặc hình vẽ phối cảnh nếu nhãn hiệu là hình ba chiều; (iii) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể: Quy chế phải có đủ nội dung tối thiểu theo quy định, bao gồm tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể; tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; điều kiện sử dụng nhãn hiệu; biện pháp xử lý vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu; thông tin về nhãn hiệu và hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; nghĩa vụ của người được sử dụng nhãn hiệu; quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu; (iv) Chứng từ nộp lệ phí; (v) Bản thuyết minh tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù); (vi) Nếu nhãn hiệu xin đăng ký có chứa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, chủ đơn phải nộp kèm theo đơn tài liệu xác nhận tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể là tổ chức của các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
  • Đơn phải có tính thống nhất: Mỗi đơn chỉ được yêu cầu đăng ký một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ.

Một số thiếu sót thường gặp trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tập thể

Thực tiễn áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho thấy người nộp đơn thường gặp một số thiếu sót chủ yếu sau:

  • Thiếu giấy phép hoặc quyết định thành lập, điều lệ hoạt động của tổ chức xác nhận chức năng thẩm quyền quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chất lượng, nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hàng hoá dịch vụ. (Vì trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu thông thường thì không phải bổ sung tài liệu này).
  • Thiếu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong hồ sơ yêu cầu đăng ký nhãn hiệu.
  • Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận chưa hiểu rõ quyền nộp đơn do đó có những người nộp đơn không có quyền nhưng vẫn nộp đơn đối với các loại nhãn hiệu này. Ví dụ: Cơ sở sản xuất, cá nhân…
  • Người nộp đơn nhầm lẫn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đơn, mặc dù không có nhu cầu đăng ký loại nhãn hiệu này nhưng lại đánh dấu trong hồ sơ đơn là có yêu cầu, hoặc có nhu cầu đăng ký và gửi kèm trong hồ sơ nhưng lại không đánh dấu trong tờ khai.
  • Trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể thường không đưa ra tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; các điều kiện sử dụng nhãn hiệu; biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu. Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu không được xác nhận bởi chính các tổ chức và cá nhân đó (thiếu chữ  ký và dấu xác nhận).
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể thường không được xác nhận của cấp chủ quản nhãn hiệu  hoặc cấp trên của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Trong hồ sơ đơn thường thiếu giấy cho phép đăng ký của cấp hành chính (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đối với các đăng ký nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá và dịch vụ mà yêu cầu đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể, hoặc nhãn hiệu chứng nhận, hoặc có nhưng chỉ cho phép sử dụng chứ không phải cho phép đăng ký.
  • Người nộp đơn thường không chỉ ra trong tờ khai mục đích, nội dung và phương thức của việc chứng nhận (chứng nhận chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc địa lý hay kết hợp giữa các mục đích đó), chứng nhận như thế nào: Trình tự, thủ tục cấp phép chứng nhận các cách thức kiểm tra, duy trì mục đích và nội dung chứng nhận.
  • Cách thức đăng ký chỉ dẫn địa lý có gắn với logo: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý dùng để đăng ký chỉ có thể là tên địa danh hoặc dấu hiệu biểu trưng của vùng địa lý. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ đơn thiết kế hình ảnh gắn kèm tên địa danh và nộp đơn đăng ký dấu hiệu đó. Trong trường hợp này cần lưu ý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chỉ có thể là tên địa danh. Còn dấu hiệu (logo) gắn kèm tên địa danh có thể bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.

Tóm lại: Nhãn hiệu tập thể có thể được coi là công cụ hữu hiệu cho các tổ chức, hội, làng nghề khi họ phải vượt qua mọi thách thức vì quy mô nhỏ và sự phân lập trên thị trường. Việc sử dụng một nhãn hiệu tập thể cho phép các thành viên hưởng lợi từ uy tín đạt được từ tên, nguồn gốc xuất xứ chung. Điều này đặc biệt quan trọng khi nguồn gốc xuất xứ là yếu tố chính để xác định chất lượng cũng như thị hiếu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc sử dụng một nhãn hiệu tập thể có thể phát triển một liên minh hoặc hỗ trợ sự hợp tác với các tổ chức, hội khác nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nguồn lực chung.

Bên cạnh đó, các tổ chức, hội  phải nhận thức được sự cần thiết phải giữ gìn uy tín chất lượng sản phẩm của địa phương mình cũng như tự nguyện tham gia cùng xây dựng nhãn hiệu chung cho loại sản phẩm đảm bảo các đặc tính nhất định và đóng góp kinh phí để cùng nhau xây dựng và phát triển nhãn hiệu chung. Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng cần phải có chủ trương phát triển sản phẩm và sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn cũng như kinh phí cho việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Công ty Sở Hữu Trí Tuệ Đông Dương

Bằng những kinh nghiệm chuyên sâu hiện có cùng với thời gian dài trải nghiệm thực tế chúng tôi luôn tự tin có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất , toàn diên nhất đến với khách hàng khi sử dụng dịch vụ chúng tôi. Chúng tôi có đầy đủ giấy phép hành nghề, tư cách làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đại diện cho khách hàng xử lý mọi vấn đề theo quy định của pháp luật để xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho khách hàng trong và nước ngoài.

Văn phòng Công ty sở hữu trí tuệ Đông Dương nằm cạnh Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi và có thể nộp đơn ngay theo yêu cầu của khách hàng (cần gấp và nhanh), những thủ tục khác xin được bổ sung sau.

Quý khách có bất kỳ thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi để được giải đáp miễn phí:

  • SĐT: 0938 373 373 (Ms Thuỷ Tiên, Ms Bích Quyên) –  0943 117 117 (Luật sư Hoàng Hải)
  • Website: tuvanluatvietnam.vn
  • Email: nhanhieu@tuvanluatvietnam.vn
  • Địa chỉ: 60/1 Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, Tp. HCM

Chưa có đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Chị

Bài viết liên quan

08/01/2024

Tạm hoãn (bị cấm) xuất cảnh

Mục lụcTạm hoãn (bị cấm) xuất cảnhCăn cứ pháp lýCác trường hợp bị tạm hoãn...