Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo chi tiết 2025

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo chi tiết 2025

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, việc bảo vệ nhãn hiệu và thương hiệu trở thành một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường. Đăng ký nhãn hiệu không chỉ là cách để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp mà còn là bước đi chiến lược trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu trong năm 2025, từ những yêu cầu cơ bản đến các bước thực hiện cụ thể. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hiểu rõ hơn về quy trình này và đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

Nhãn hiệu, thương hiệu là gì?

  • Định nghĩa về nhãn hiệu theo Điều 4.16 Luật Sở hữu trí tuệ “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Như vậy bất kỳ dấu hiệu nào (trừ những dấu hiệu vi phạm điều cấm của pháp luật) cũng đều có khả năng trở thành nhãn hiệu, nếu đáp ứng các điều kiện về đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Các thuật ngữ “thương hiệu”, logo, hình ảnh thương hiệu, slogan,… là những tên gọi khác của thuật ngữ pháp lý “Nhãn hiệu”.
  • Các thuật ngữ “đăng ký thương hiệu”, “đăng ký logo”, “đăng ký tên”, “đăng ký hình ảnh” sẽ được hiểu và áp dụng tương đương với thuật ngữ pháp lý “đăng ký nhãn hiệu”.
  • Các thuật ngữ “đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu”, “đăng ký bảo hộ độc quyền logo”, “đăng ký bảo hộ độc quyền tên”, “đăng ký bảo hộ độc quyền hình ảnh” sẽ được hiểu và áp dụng tương đương với thuật ngữ “đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu”

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Luật Sở hữu trí tuệ không bắt buộc chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng ký khi sử dụng, tuy nhiên để tránh các trường hợp có khả năng tranh chấp sau này hoặc bị các chủ nhãn hiệu khác khởi kiện do nhầm lẫn hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ, chủ nhãn hiệu nên tiến hành xác lập quyền sở hữu của mình càng sớm càng tốt. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với Cục  Sở hữu trí tuệ hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Hiện nay, cơ chế tự động chỉ được áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đối với các nhãn hiệu thông thường, quyền sở hữu chỉ được xác lập khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ. Các quy định pháp luật hiện nay về bảo hộ nhãn hiệu áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, để chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu của người đăng ký trước dựa vào ngày nộp đơn. Hay nói cách khác, trong trường hợp có nhiều người nộp đơn khác nhau cùng đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, người đăng ký trước sẽ được xem xét cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

  • Về hồ sơ: Khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu đã được thiết kế hoặc đã được sử dụng trong thực tế bằng cách (i) nếu nhãn hiệu là chữ chỉ cần cung cấp qua điện thoại, zalo, viber hoặc gửi email (ii) nếu là hình ảnh khách hàng chỉ cần gửi mẫu nhãn hiệu bằng flie, chúng tôi tự in và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Về thông tin chủ đơn: Tên cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép).
  • Văn bản uỷ quyền (theo mẫu): Để Công ty sở hữu trí tuệ Đông Dương thay mặt khách hàng thực hiện mọi thủ tục đăng ký.
  • Lĩnh vực bảo hộ (phạm vi bảo hộ): Sản phẩm, dịch vụ nào? nhãn hiệu muốn được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ nào cần được liệt kê cụ thể. Ví dụ: Nhãn hiệu là chữ “TRUNG NGUYÊN” bảo hộ cho “sản phẩm café” hoặc nhãn hiệu là chữ “VIETRAVEL” cần bảo hộ cho “dịch vụ du lịch”… Một nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau, phạm vi đăng ký càng rộng thì chi phí phải trả càng nhiều.
  • Mô tả về nhãn hiệu: (i) nếu nhãn hiệu là hình ảnh thì cho biết ý tưởng về nhãn hiệu, (ii) nếu nhãn hiệu là chữ mà có nghĩa thì cho biết ý nghĩa của từ, (iii) nếu là tiếng nước ngoài thì cho biết ý nghĩa của tiếng Việt tương ứng…

Thời gian và quy trình đăng ký nhãn hiệu

Các mốc thời gian sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ:

BướcCông việcThời gian (ngày)
1Công ty sở hữu trí tuệ Đông Dương tra cứu, thẩm định và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu01 ngày
2Công ty sở hữu trí tuệ Đông Dương soạn, nộp hồ sơ và hoàn thành thủ tục đăng ký01 ngày
3Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn01 tháng
4Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung09 – 12 tháng
5Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ01 tháng
  • Khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp và được cấp số đơn (dấu hiệu nhận đơn), đây là “dấu hiệu pháp lý” xác nhận người chủ sở hữu nhãn hiệu đã nộp đơn và sẽ là nhãn hiệu đối chứng cho những đơn nộp sau.
  • Trong thời gian từ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn (thẩm định về thông tin người nộp đơn, đại diện người nộp đơn, phân nhóm hàng hóa, dịch vụ,…) và sẽ gửi cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn hợp lệ nếu đơn được làm đúng về mặt hình thức ngược lại ra quyết định dự định từ chối đơn. Sau đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung cho những đơn hợp lệ và sau khi thẩm định xong sẽ ra quyết định cấp/không cấp văn bằng bảo hộ.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Chi phí đăng ký nhãn hiệu

  • Phí đăng ký cho nhóm thứ nhất gồm 6 sản phẩm, dịch vụ là 2.000.000 đồng, từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi cộng thêm 200.000 đồng cho mỗi sản phẩm, dịch vụ tăng thêm.
  • Phí đăng ký cho nhóm thứ 2 trở đi gồm 6 sản phẩm, dịch vụ là: 1.500.000 đồng, từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi cộng thêm 150.000 đồng cho mỗi sản phẩm, dịch vụ tăng thêm.

Ví dụ: nhãn hiệu “Contona” cần đăng ký cho:

  • Nhóm thứ 1: Văn phòng phẩm gồm: (1) viết, (2) tập, (3) bìa hồ sơ, (4) thước, (5) tẩy (gôm), (6) sổ tay, (7) bút chì, (8) compa, (9) giấy bao gói (9 sản phẩm).
  • Nhóm thứ 2: Hàng nội thất gồm: (1) giường, (2) tủ, (3) bàn, (3) ghế, (4) kệ, (5) cầu thang, (6) lan can, (7) ván lót sàn, (8) cửa (8 sản phẩm).

Như vậy số tiền phải trả như sau:

  • Nhóm thứ 1 = 2.000.000 + 3×200.000 = 2.600.000 đồng.
  • Nhóm thứ 2 = 1.500.000 + 2×150.000 = 1.800.000 đồng.

Tổng cộng số tiền phải trả (iii) + (iv) = 2.600.000 + 1.800.000 = 4.400.000 đồng, phí này đã bao gồm lệ phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và phí dịch vụ, trong đó chưa bao gồm tiền thuế giá trị gia tăng (5%) nếu có yêu cầu xuất hoá đơn.

Ngoài ra, khi nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cấp văn bằng bảo hộ khách hàng sẽ phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ 360.000 đồng cho một nhóm hàng hóa, dịch vụ, đây là lệ phí cấp văn bằng.

Văn bằng bảo hộ và hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

  • Văn bằng bảo hộ: Là văn bản do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu.
  • Hiệu lực về thời gian: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm và được kéo dài thời hạn bằng cách gia hạn, mỗi lần gia hạn 10 năm và số lần gia hạn không hạn chế, lệ phí gia hạn mỗi lần từ 2.000.000 đồng/10 năm.
  • Hiệu lực về không gian: Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nếu muốn có hiệu lực ở quốc gia khác thì phải khách hàng đăng ký trực tiếp tại quốc gia đó hoặc đăng ký quốc tế thông qua Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (tham khảo Đăng ký quốc tế nhãn hiệu).

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu

  • Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác có liên quan không bắt buộc chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng ký khi sử dụng, tuy nhiên để tránh các trường hợp có khả năng gặp rắc rối và xảy ra tranh chấp về sau hoặc bị các chủ nhãn hiệu khác khởi kiện do xâm phạm quyền với nhãn hiệu đã được bảo hộ người đã, đang, sẽ sử dụng nhãn hiệu nên tiến hành xác lập quyền (đăng ký độc quyền) sở hữu của mình càng sớm càng tốt.
  • Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Hiện nay, cơ chế tự động chỉ được áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (theo Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ).
  • Đối với các nhãn hiệu thông thường, quyền sở hữu chỉ được xác lập khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ. Các quy định pháp luật hiện nay về bảo hộ nhãn hiệu áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu của người đăng ký trước dựa vào ngày nộp đơn. Nói cách khác, trong trường hợp có nhiều người nộp đơn khác nhau cùng đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau, người đăng ký trước sẽ được xem xét cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Công ty Sở Hữu Trí Tuệ Đông Dương

Bằng những kinh nghiệm chuyên sâu hiện có cùng với thời gian dài trải nghiệm thực tế chúng tôi luôn tự tin có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất , toàn diên nhất đến với khách hàng khi sử dụng dịch vụ chúng tôi. Chúng tôi có đầy đủ giấy phép hành nghề, tư cách làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đại diện cho khách hàng xử lý mọi vấn đề theo quy định của pháp luật để xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho khách hàng trong và nước ngoài.

Văn phòng Công ty sở hữu trí tuệ Đông Dương nằm cạnh Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi và có thể nộp đơn ngay theo yêu cầu của khách hàng (cần gấp và nhanh), những thủ tục khác xin được bổ sung sau.

Quý khách có bất kỳ thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi để được giải đáp miễn phí:

  • SĐT: 0938 373 373 (Ms Thuỷ Tiên, Ms Bích Quyên) –  0943 117 117 (Luật sư Hoàng Hải)
  • Website: tuvanluatvietnam.vn
  • Email: nhanhieu@tuvanluatvietnam.vn
  • Địa chỉ: 60/1 Tôn Thất Tùng, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.


Xem thêm:

Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký quyền tác giả/đăng ký bản quyền

Thủ tục đăng ký mã vạch

Thủ tục công bố mỹ phẩm

Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và một số thông tin quan trọng

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Chưa có đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Chị

Bài viết liên quan